Home / Văn mẫu hay lớp 10 / Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn đượm tình người

Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn đượm tình người

Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn đượm tình người – Hoài Thanh. Chứng minh qua Truyện Kiều- Nguyền Du.

Bài làm

Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay. Các tao nhân mặc khách, các thi sĩ xưa đến với thiên nhiên để hoà mình vào thiên nhiên, gửi gắm tâm tư tình cảm vào mỗi bức tranh ấy. Mỗi nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng thường tìm đến với người bạn thiên nhiên để soi lòn mình vào tấm gương trong sáng ấy. Không trọng tâm tả thiên nhiên cảnh vật nhưng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du , thiên nhiên trở thành một nhân vật nói hộ tác giả tâm trạng nhân vật. Hoài thanh đã có nhận xét thật đúng về thiên nhiên trong Truyện Kiều: “ Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn đượm tình người .”

Khi nói thiên nhiên là một nhân vật, nhà phê bình văn học Hoài Thanh có lẽ muốn nói đến sự có mặt xuyên suốt, chân thực, sinh động và ấn tượng với bạn đoc như những gì Nguyễn Du xây dựng về . Điều đó nghĩa là, thiên nhiên không chỉ là cái bình phong , là hình thức để Nguyễn Du ngụ tình mà thiên nhiên là đối tượng thứ nhất có một vẻ đẹp tự thân, hiện lên chân thực, có hồn, thể hiện , cái đẹp và tạo vật của thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du đã thể hiện thắm thiết với thiên nhiên, tạo vật và qua thiên nhiên, thể hiện thắm thiết với .

co the noi thien nhien trong truyen kieu cung la mot nhan vat mot nhan vat thuong kin - Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn đượm tình người

Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo

Thiên nhiên đó là một thế giới tuyệt đẹp, một thế giới sinh động với đủ màu sắc, đường nét và những âm thanh. Với một tâm hồn nghệ sĩ giàu sức rung động trước tạo vật quyện hoà dưới ngòi bút trữ tình đằm thắm, thiên tài Nguyễn Du đã để lại cho muôn đời những bóng dáng nên thơ của thiên nhiên trên những trang Kiều. Đọc Truyện Kiều ta được thả mình trong một thế giới tuyệt diệu, thưởng ngoạn và chiêm ngưỡng tất cả những vẻ đẹp tinh tuý của tạo vật. Mỗi chúng ta đều tìm thấy ở Truyện Kiều những nét đặc sắc mang cái  “thần” của thiên nhiên :

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

Một không gian đầy chất thơ, thi vị và hữu tình biết bao nhiêu, sự rộng lớn của đất trời khi mùa xuân về được diễn tả tinh tế và tràn ngập niềm vui . “cỏ non xanh tận chân trời”  một màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải bao la, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn, mềm mượt êm ái. Trên nền xanh tươi trong trẻo ấy điểm xuyến sắc trắng của vài bông hoa lê. Màu xanh của cỏ, màu trắng của hoa lê hài hoà tuyệt diệu, gợi cảm giác dịu dàng, mát mẻ đặc trưng của mùa xuân.

Khi Thuý Kiều bị đẩy vào lầu Ngưng Bích, trong con mắt nàng, thiên nhiên thật đượm buồn:

Xem thêm:  Thuyết minh về cây hoa gạo (Hoa Mộc Miên)

“Buồn trông cửa bề chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mấy mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi ‘’

Thiên nhiên hiện hữu trước mắt ta có chân mây mặt biển, có cánh buồm ngoài khơi xa, có tiếng sóng, có nội cỏ dầu dầu, những cánh hoa man mác. Nhưng đó là bức tranh thiên nhiên bát ngát, hoang vắng, đượm buồn nơi lầu ngưng bích .

Thiên nhiên càng trở nên hữu tình, thơ mộng khi Kiều chia tay với Kim Trọng :

‘’ Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha ‘’

Nguyễn Du không cần giá vẽ nhưng đã dựng nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp và hài hoà. Dưới cầu là dòng nước êm đềm chảy, bên cầu là hình ảnh  “tơ liễu bóng chiều thiết tha” . Cảnh vật gắn bó, tôn nhau lên, chiếc cầu nhỏ như làm đẹp cho dòng nước và dòng nước làm cho chiếc cầu càng trở nên xinh xắn đáng yêu hơn.

Đó còn là cảnh thu đã nhuốm màu quan san khi Thuý Kiều chia tay Thúc Sinh :

“ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

Một bức tranh thiên nhiên bao la, bát ngát với  “rừng phong thu”. Cả một miền quan san – cửa ải núi non trùng điệp bỗng chốc nhuốm bởi màu sắc đỏ ối của rừng phong. Đây không phải là nơi quan ải thế nhưng lứa đôi chia tay thì cả rừng phong như nhuốm màu biệt li cách trở. Giữa hai người là một vùng quan san hiện ra ảm đạm, hoang biệt, buồn thấm thía .

Đọc Truyện Kiều, ta nhớ mãi bức tranh tứ bình về trăng, hoa, gió, tuyết :

“ Đòi phen gió tựa, hoa kề

Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu “

Ta quên sao được sự chuyển vần của bốn mùa trong nỗi đau nặng trĩu lòng người :

“ Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân “

Thiên nhiên trong Truyện Kiều rất đỗi quen thuộc với tâm hồn con người Việt Nam. Nhà thơ như một hoạ sĩ tài ba , phối sắc tạo hình, dựng cảnh … đều đem đến cho người đọc nhiều rung cảm. Mùa xuân với :

“ Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

với tiếng chim quyên và hoa lựu đỏ :

“ Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông”

Khác với các nhà thơ miêu tả mùa hè với những ánh nắng vàng rực rỡ, tiếng ve sầu tái tê, hoa phượng đỏ rực trời, bức hoạ mùa hè trong thơ Nguyên Du hiện ra trong đêm dưới ánh trăng vàng, âm thanh réo rắt gọi mùa. Cái rực rỡ của ánh mặt trời được thay bằng gam màu của lựu, như đang phun ra từng luồng ánh  sáng rõ, mờ, biến hoá, sống động thần tiên. Thiên nhiên như khiêu gợi con người đi tìm cái đẹp vốn có của thiên nhiên và của chính con người.

Mùa hạ rực rỡ sắc màu của lựu, rộn ràng bởi tiếng chim kêu, trong Truyện Kiều lại thơ mộng hữu tình và thi vị biết bao :

Xem thêm:  Xây dựng chuyên đề dạy học:Làm văn Nghị luận Ngữ văn 10

“ Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng “

Từ “long lanh” mở đầu hai câu thơ đã hé mở một không gian lung linh, huyền ảo của bóng nước. Bức tranh mùa thu ở đây có một vẻ đẹp lồng kết, hoà quyện của ánh sáng, hình ảnh, hoà cùng sắc màu soi chiếu lẫn nhau đã thể hiện sự trong xanh của nước và gợi tả cả chiều cao, sự rộng lớn của đất trời .

Những hình ảnh “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” , những nhánh liễu mềm “lơ thơ tơ liễu buông mành”  những “lối mòn cỏ nhợt màu sương” .. ta vẫn thấy quanh ta, thân thiết, gần gũi.

Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du cho thấy một tâm hồn thiết tha, yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm tinh tế, tài hoa, khác thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời.

Nguyễn Du đã từng nói :

‘Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ’

Thiên nhiên trong Truyện Kiều không chỉ là cái nền, cái khung cảnh cho nhân vật mà òn thể hiện tình cảm của ông với con người, thế nên thiên nhiên ấy thắm đượm tình người.

Tả cảnh ngụ tình là một trong những phương pháp quen thuộc và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xưa đến nay. Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều  đã trở thành một bút pháp để Nguyễn Du miêu tả, khắc hoạ số phận, tính cách nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho nhân vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự đồng cảm sâu sắc.

Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và cũng là ước mơ , của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc, sự bình an. Đó còn là nỗi buồn tan cuộc , cõi lòng vấn vương … một cách đặc biệt gợi cảm, thấm thía :

‘’Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang“

“Tà tà” với hình ảnh trời chiều gọi ra nhịp vận động chậm rãi, từ từ như muốn níu giữ lại một chút khoảnh khắc tươi đẹp của trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thuý Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân. Từ “nao nao”  trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng cũng đồng thời diễn tả nỗi bâng khuâng, luyến tiếc như có một linh cảm điều gì đó sắp xảy ra đó là cảnh và người sẽ gặp: nấm mồ Đạm Tiên, chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” – Kim Trọng. Sáu câu thơ được coi là đoạn thơ hay, tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình của .

Trong Truyện Kiều, thiên nhiên cũng là một nhân vật trữ tình. Mỗi lần thiên nhiên xuất hiện, câu thơ lại trở nên lung linh giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng của mình  :

Xem thêm:  Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 theo chủ đề Thơ trung đại Việt Nam

“Buồn trông cửa bề chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mấy mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi ‘’

Nỗi buồn trong Kiều thật mênh mang, rợn ngợp, một nỗi buồn khiến lòng người khô héo.  ‘Nội cỏ’  ở đây cũng  ‘rầu rầu’ , cũng mang tâm sự nỗi lòng của Kiều. Đó là nỗi buồn vì cuộc đời đang bị xô đẩy, vùi dập. Nỗi buồn đó cứ ngày càng tăng, càng ngày càng chất ngất, khơi gợi nỗi niềm tủi nhục đau thương đến ứa nước mắt. Tầm nhìn của Kiều hướng từ xa đến gần, từ cao đến thấp, mong mỏi kiếm tìm một sự đáp vọng nhưng âm thanh duy nhất đáp lại nàng là tiếng sóng ầm ầm, nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Cảnh ở đây mênh mang, rợn ngợp mang tâm sự u hoài của lòng người.

Nguyễn Du đã dành cho thiên nhiên một tình yêu nồng hậu với tất cả trái tim đa cảm của người nghệ sĩ thiên tài, tình người ẩn sau trong cảnh vật. Đó là cảnh Kim Trọng sau khi hộ tang về tìm lại Kiều, nhưng người xưa nay còn thấy đâu, chỉ còn cảnh vườn hoang cỏ dại, lạnh lùng dưới ánh trăng :

‘Đầy vườn cỏ mọc lau thưa

Song trăng quạnh quẽ , vách mưa rã rời’

Lần thứ hai Kim Trọng tìm về nhà Vương Viên ngoại để hỏi thăm Kiều thì bấy giờ cảnh vật nhà thật khác, sân ngoài cỏ hoang mọc dại, ướt đầm dưới , tiêu điều như nỗi buồn tênh trong lòng chàng :

‘Một sân đất cỏ dầm mưa

Càng ngao ngán nỗi càng ngơ ngẩn dường’

Thiên nhiên có mặt , trở thành bút pháp, đã góp phần thể hiện sâu sắc âm vang những suy nghĩ của Nguyễn Du về con người. Sử dụng thiên nhiên như một nét bút pháp đòi hỏi ở Nguyễn Du tâm hồn yêu thiên nhiên đằm thắm và sự tài hoa, tinh tế của ngòi bút. Ngòi bút của Nguyễn Du đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong nền thơ ca dân tộc.

Có thể nói thiên nhiên luôn là hình ảnh thật gần, gắn bó với mỗi chúng ta, nó không chỉ là khung cảnh gần gũi trong cuộc sống đơi thường mà đi vào văn học, cụ thể vào Truyện Kiều. Nguyễn Du đã mượn thiên nhiên làm nền cho truyện và cũng biến thiên nhiên thành 1 nhân vật mang tâm sự, nỗi lòng của con người. Ngòi bút thơ của Nguyễn Du tài hoa, điêu luyện khi dựng lên hình ảnh thiên nhiên. Thiên nhiên mãi là hình ảnh, là nhân vật không thể thiếu trong Truyện Kiều. Đúng như Hoài Thanh đã nói : ‘Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người’

Check Also

thaohuyen7 1492822 310x165 - Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận Hướng dẫn Hướng dẫn cách nhận …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *